Giai thoại Lã Mông

Lòng ham học

Như đã nói ở trên, Lã Mông lúc còn trẻ rất ít học, mãi về sau này nghe lời khuyến khích của Tôn Quyền mới bắt đầu trao dồi học vấn[54]. Lúc đầu ông lấy lý do bận quân vụ để chối từ nhưng Tôn Quyền vẫn ra sức động viên, rằng dù gì đi nữa cũng phải biết một ít chữ nghĩa[55][56]. Tuy nhiên sự cần cù và ý chí của ông thì ai cũng phải khâm phục. Với tài trí và lòng kiên trì của mình, chỉ trong vòng mấy năm, Lã Mông từ một kẻ dốt nát đã trở thành một học giả siêu việt, vị tướng văn võ song toàn, trụ cột đắc lực của Đông Ngô, đến cả Lỗ Túc cũng phải khâm phục[57]. Có lần Lã Mông hỏi Lỗ Túc về cách đối phó với Quan Vũ, Lỗ Túc chỉ trả lời sẽ tùy cơ ứng biến. Lã Mông lại hiến cho Lỗ Túc năm sách lược khiến Lỗ Túc cực kì khen ngợi.

Cách đối xử với mọi người

Thời trẻ, do mâu thuẫn với hiệu úy của anh rể Đặng Dương mà ông đã tự tay giết chết hắn, khiến bản thân suýt bị tội nặng. Về sau khi đã trở thành đại tướng, Lã Mông lại nảy sinh ra xung đột với một vị tướng khác là Cam Ninh, một người hiếu sát. Giai thoại như sau: Có một lần thuộc tướng của Cam Ninh phạm tội, sợ bị Ninh giết bèn trốn sang theo Lã Mông. Ông sợ Cam Ninh giết hắn nên không giao trả ngay. Sau đó nhân lúc Cam Ninh dâng lễ vật biếu mẹ Lã Mông, ông mới đem người thuộc hạ đó giao lại cho Cam Ninh, nhưng khuyên Ninh đừng giết hắn ta. Cam Ninh ban đầu nhận lời, nhưng khi về trại thì lập tức dùng cung bắn chết người này. Lã Mông biết việc cực kì tức giận, đem thuyền và quân đánh Cam Ninh, định giết ông ta. Nhưng khi đi đến giữa đường, Lã Mông chợt nhớ lại lời người mẹ căn dặn mình trước đây, đại ý rằng Tôn Quyền đối xử với ông như cốt nhục, phó thác việc cho ông, nên ông phải hết lòng mà thờ, không thể vì thù riêng mà gây ra hiềm khích trong nội bộ. Vì thế ông từ bỏ ý định đó, chạy đến thuyền Cam Ninh và chỉ bảo rằng mẹ mình mời Ninh đến dự tiệc, và hai người hòa giải với nhau[58]

Việc Cam Ninh nóng tính thích giết người, nhiều lần trái ý của Tôn Quyền làm cho Tôn Quyền tức giận. Lã Mông thường khuyên Quyền rằng thiên hạ vẫn chưa định nên vẫn phải chịu đựng tính khí của Cam Ninh. Từ đó, Tôn Quyền hết lòng hậu đãi Ninh để Ninh trung thành với mình[59].

Giai thoại trên cho thấy Lã Mông là một vị tướng rất có hiếu biết quan tâm tới đồng liêu. Còn có một lần khác, Lã Mông cùng các tướng Thành Đường, Tống Định, Từ Cố đánh các vùng lân cận, ba tướng chết trận, con cháu của họ còn nhỏ. Tôn Quyền thấy vậy, định lấy thực ấp và binh quyền của ba tướng giao cho Lã Mông nhưng ông cho rằng ba vị tướng kia lập được công lao, cho dù con cháu còn nhỏ vẫn không thể phế hết tập ấm của họ được. Sau ba lần dâng biểu, cuối cùng Tôn Quyền đành phải chấp thuận. Về sau Lã Mông được cử đi dạy bảo cho người thừa tự của ba vị tướng này[60].

Nhiều lần, Lã Mông còn giải được mối hiềm khích giữa vua quan Đông Ngô, góp phần giải quyến nhiều mâu thuẫn trong nội bộ. Có lần Ngu Phiên khuyên can Tôn Quyền mà lời lẽ quá mạnh, bị Quyền đầy đi xa. Sau khi Lã Mông từ Kinh châu về Kiến Nghiệp biết được việc ấy, bèn tha cho Ngu Phiên và cho đi theo mình.[61]. Lại một lần, Lăng Thống oán hận Cam Trữ giết cha mình là Lăng Thao, thường xảy ra xung đột. Khi Lã Mông mở yến tiệc trong nhà có cả hai người tới dự, Lăng Thống cầm đao múa kiếm định đâm Cam Ninh, Cam Ninh cũng múa kiếm đáp lại. Sợ không thể cứu vãn tình thế, cũng rút đao xông ra múa giữa hai người để cản. Vì thế, trận chém giết này mới không xảy ra[62].

Lã Mông cũng tỏ ra là người công minh, không vì thù riêng mà làm lỡ đến việc nước. Lúc đầu khi chưa được học, mỗi khi cần trình quân vụ gì thì Lã Mông đều tùy tiện dùng ký hiệu trong thư. Việc làm này bị thái thú Gian Hạ Thái Di khinh thường. Lúc thái thú Dự Chương Cố Thiệu mất, Tôn Quyền hỏi về người sẽ kế thừa chức ấy, Lã Mông không ngần ngại tiến cử Thái Di. Tôn Quyền khen ông và so sánh ông với tướng quốc của nước Tấn thời xưa là Kì Hề[63] và trọng dụng Thái Di[64].

Trong trận Phàn Thành, khi Quan Vũ đánh Tào Nhân, tướng Ngụy là Vu Cấm dẫn quân đi cứu, bị Quan Công đánh bại. Tôn Quyền bèn sai Lã Mông cùng với Chinh Lỗ tướng quân Tôn Kiểu làm đại đốc, đánh vào Nam Quận nhân lúc Quan Vũ không có ở đó. Ông cho rằng như vậy không thỏa đáng, vì hai người cùng đảm nhậm một chức sẽ dễ gây tranh chấp như Chu DuTrình Phổ trước đây, do đó Quyền cho Lã Mông một mình giữ chức Đại đốc[65].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lã Mông http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%AA%E5%B9%B3%E5... http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_qu%E1%BB%91c_di%... http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_qu%E1%BB%91c_di%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%AE%8B%E5%8F%B2/%...